Điểm danh 5 loại mái tôn lợp nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay

thi công mái tôn cho nhà xưởng

Hiện nay có những loại mái tôn nhà xưởng nào? Vì sao chủ đầu tư và nhà thầu lại ưa chuộng mái tôn hơn những loại mái khác? Hãy đọc bài viết sau để tìm đáp án cho những thắc mắc trên!

1. Mái tôn nhà xưởng là gì? Tại sao mái tôn lại quan trọng?

Mái tôn nhà xưởng là bộ phận bao phủ phần trên cùng của nhà xưởng, thường được làm từ các tấm tôn lợp. Đây là loại vật liệu xây dựng phổ biến, giúp bảo vệ các công trình khỏi tác động của thời tiết như gió, mưa, ánh nắng, bụi,… Tấm tôn lợp được làm từ nhiều loại vật liệu, chủ yếu là thép cán mỏng rồi sau đó được mang đi mạ kẽm để tăng độ bền.

Tuỳ vào từng loại nguyên liệu tạo thành mà các loại mái tôn sẽ có những ưu điểm – nhược điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, mái tôn là loại vật liệu gọn nhẹ với nhiều màu sắc, kiểu dáng bắt mắt. Các sản phẩm tấm lợp tôn cũng có tuổi thọ từ 30 – 50 năm, cao hơn nhiều so với tấm lợp nhựa (15 – 30 năm). Ngoài ra, các mái tôn còn có tác dụng làm mát mái nhà xưởng vô cùng hiệu quả. Có 3 tiêu chí mà các chủ đầu tư cần lưu ý khi lựa chọn mái tôn là: độ bền của sản phẩm, tính thẩm mỹ và giá thành.

nha-xuong-thep-tien-che

2. Cấu tạo của mái tôn nhà xưởng

Mái tôn nhà xưởng có cấu tạo gồm hệ thống khung, hệ thống kèo – tôn lợp và hệ thống ốc vít

Là kết cấu mái được nhiều chủ đầu tư và nhà thầu ưa chuộng, mái tôn có cấu tạo khá đơn giản và linh động bao gồm 3 phần chính:

  • Hệ thống khung: Bao gồm sắt hộp và các ống sắt, chịu tải trọng lớn nhất trong 3 phần. Khi thiết kế phần khung, nhà thầu cần chú ý lựa chọn vật liệu phù hợp với diện tích xây dựng, quy mô và đặc điểm riêng của từng nhà xưởng. Có như vậy thì hệ thống khung mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và đảm bảo độ bền, tuổi thọ cho toàn bộ công trình.
  • Hệ thống kèo, tôn lợp: Tương tự như hệ thống khung, khi thiết kế và xây dựng hệ thống kèo – tôn lợp, kỹ sư cũng phải chú ý đến diện tích phần mái và loại vật liệu để sản phẩm tạo ra đạt chất lượng tốt, có đủ khả năng chống đỡ và bảo vệ công trình.
  • Hệ thống ốc vít: Đối với phần mái tôn, chủ đầu tư nên ưu tiên các loại ốc vít bằng inox mạ crom với ưu điểm độ cứng cao và khả năng chống ăn mòn tốt. Hệ thống đệm cao su cần phải khít để ngăn chặn nước mưa thấm vào bên trong. Ngoài ra, thợ xây dựng có thể thêm keo để tăng độ bền cho toàn bộ hệ thống.

3. Các loại mái tôn nhà xưởng được sử dụng phổ biến

cac-loai-ton-phu

Để có một công trình nhà xưởng đảm bảo chất lượng, phần mái tôn phải được thiết kế đạt chuẩn và sử dụng loại tôn phù hợp. Sau đây là các loại tôn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

  • Tôn sóng vuông 5 sóng: Thường được sử dụng để lợp mái; chiều cao sóng lớn nên có khả năng chống tràn nước tốt. Giữa các sóng lớn có thêm các song phụ giúp tăng độ cứng cho tôn. Đặc điểm này cho phép thiết kế xà gồ với khoảng cách lớn nhưng độ an toàn vẫn cao hơn các loại tôn khác, từ đó giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí cho xà gồ.
  • Tôn sóng vuông 7 sóng: Có chiều cao sóng thấp nên thường được sử dụng để làm vách ngăn. Giữa các sóng lớn cũng có thêm các sóng phụ để tăng độ cứng. Ngoài ra, sóng phụ còn giúp tôn không bị biến dạng và di chuyển dễ dàng hơn.
  • Tôn sóng vuông 9 sóng: Có chiều cao sóng thấp nhưng số lượng sóng nhiều nên được sử dụng làm vách ngăn. Tôn 9 sóng có bề mặt đẹp, các sóng đều và không quá cao nên có thể tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Tôn Cliplock: Thường được dùng để lợp mái; có chiều cao sóng lớn và khi lắp đặt không cần sử dụng vít. Tôn cliplock có khả năng chống dột cực tốt.
  • Tôn Seamlock: Được sử dụng cho mái nhà xưởng và không cần bắt vít khi lắp đặt. Tôn Seamlock có chiều cao sóng lớn lên đến 84 và khả năng chống dột tuyệt đối.
  • Tôn sáng: Có khả năng lấy sáng tốt, chịu nhiệt và chịu được áp lực tốt, trong suốt và có thể nhìn xuyên qua. Vì vậy, tôn sáng được sử dụng cho cả mái và vách ngăn nhà xưởng.

Đây là những loại tôn phổ biến nhất trong xây dựng nhà xưởng. Việc lựa chọn đúng loại tôn phù hợp là vô cùng quan trọng đối với chủ đầu tư và nhà thầu. Vì chất lượng, đặc điểm tôn sẽ liên quan mật thiết đến đặc điểm, thiết kế và chất lượng nhà xưởng.

4. Ưu điểm khi lựa chọn mái tôn lợp nhà xưởng

Hiện nay, mái tôn là phương án được hầu hết các chủ đầu tư lựa chọn khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp. Mái tôn được ưa chuộng như vậy là nhờ những ưu điểm sau:

  • Tiết kiệm chi phí: Mái tôn là giải pháp tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư, đặc biệt là với nhà xưởng có diện tích lớn. Cấu kiện khung thép mái tôn nhẹ hơn nhiều so với các loại mái khác. Vì vậy, các chi phí về vật liệu, làm móng và cột cũng được giảm thiểu đáng kể. Ngoài ra, vật liệu đi kèm ít và chi phí bảo trì ít cũng giúp chủ đầu tư tiết kiệm hơn rất nhiều.
  • Bền chắc và an toàn: Phần khung thép và các tấm tôn lợp được gắn kết với nhau bằng ốc vít và các mối hàn vô cùng kiên cố và an toàn. Vì vậy, mái tôn có độ bền cao và tuổi thọ lâu dài lên tới 30 năm. Nếu gỗ và bê tông cốt thép thường bị rạn nứt theo thời gian thì mái tôn lại không dễ dàng bị ngoại cảnh tác động. Ngoài ra, mái tôn cũng luôn đảm bảo vệ sinh và thân thiện với môi trường.
  • Tính ứng dụng cao: Mái tôn có khả năng hấp thụ và phản xạ lại hầu hết các tia nắng mặt trời, bao gồm cả tia UV. Vì vậy, không gian nhà xưởng sẽ mát mẻ hơn.
  • Thi công nhanh chóng: Tấm tôn lợp được cắt theo khổ dài tuỳ thích nên rất thuận tiện cho việc lắp dựng. Thêm vào đó, mái tôn có trọng lượng khá nhẹ nên việc vận chuyển, thi công cũng dễ dàng hơn, từ đó tiết kiệm đực thời gian thi công.
  • Tính thẩm mỹ cao: Tôn lợp trên thị trường hiện nay có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc đa dạng. Nó có thể được sử dụng như một loại vật liệu tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Với các ưu điểm kể trên, mái tôn nhà xưởng là một sự lựa chọn hợp lý hơn cả so với các loại mái khác như mái ngói, mái bê tông,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0961512866